Diện mạo của huân chương Kỷ niệm chương Viễn chinh Bắc Kỳ

Trái: Huân chương Bắc Kỳ, hải quân kỳ, kể cả trận Cầu Giấy
Phải: huân chương Bắc kỳ, quân kỳ, bỏ trận Cầu Giấy

Theo quy định của luật ngày 6 tháng 9 năm 1885, mặt sau của huân chương có hình nổi nền Cộng hòa và dòng chữ République française, kèm theo một vòng nguyệt quế. Theo quy ước, Cộng hòa được thể hiện là một phụ nữ trẻ đội nón sắt với từ patrie (quê hương) được ghi trên tấm che nón sắt của cô ấy.

Mặt sau của huân chương này là danh sách một số trận đánh đáng chú ý hơn trong chiến dịch Bắc Kỳchiến tranh Pháp–Thanh. Hai cấp của huân chương được thực hiện gồm một cái dành cho quân đội và một cái dành cho hải quân và troupes de marine. Huân chương cấp hải quân gồm các tên sau đây: Cầu Giấy, Sơn Tây, Bắc Ninh, Phúc Châu, Đài Loan, Tuyên Quang, Bành Hồ. Huân chương cấp lục quân bỏ qua cái tên Cầu Giấy, vì cuộc giao tranh này, một thất bại nghiêm trọng của Pháp vào ngày 19 tháng 5 năm 1883 khi mà Henri Rivière, sĩ quan chỉ huy tối cao (commandant supérieur) của Pháp ở Bắc Kỳ, bị giết, hoàn toàn là một vụ việc thuộc phía hải quân.

Mấy tên này được đặt theo thứ tự thời gian lần lượt đề cập đến Trận Cầu Giấy (19 tháng 5 năm 1883), Trận Sơn Tây (tháng 12 năm 1883), Trận Bắc Ninh (tháng 3 năm 1884), Trận Phúc Châu (23 tháng 8 năm 1884), Chiến dịch Cơ Long (tháng 8 năm 1884–tháng 4 năm 1885), Trận Tuyên Quang (tháng 11 năm 1884–tháng 3 năm 1885) và Chiến dịch Bành Hồ (tháng 3 năm 1885).

Dải băng huân chương này được dự kiến trong luật ngày 6 tháng 9 năm 1885 là nửa xanh lục và nửa vàng đã phải thiết kế lại trong quá trình sản xuất và phiên bản cuối cùng có bốn sọc xanh lục trên nền vàng.[2]

Trên móc cài có khắc chữ Tonkin.